Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 11
Tháng 04 : 925
Năm 2024 : 9.805
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

MÔN ĐỊA LÍ 6,7,8,9 - Lần 6

Môn Địa Lí – Lớp 6

 

                                              Chủ đề:  LỚP VỎ KHÍ

1. Thành phần của không khí

- Gồm có:

 + Khí nitơ : 78%

 + Khí  ôxi : 21%

 + Hơi nước và các khí khác: 1%

 - Lượng hơi nước tuy nhỏ nhưng là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa ...

2. Các khối khí

- Các khối khí nóng được hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.

- Các khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp

- Các khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn

- Các khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.

3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí.

a. Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo độ gần hoặc xa biển

    Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau

b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao

    Trong tầng đối lưu, càng lên cao, nhiệt độ càng giảm.

c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ

   Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở vùng vĩ độ cao

 

                    Môn Địa Lí – Lớp 7                     

 

Bài 36. THIÊN NHIÊN BẮC MĨ

1. Các khu vực địa hình

* Vị trí.

- Từ vòng cực bắc đến vĩ tuyến 15oB.

- Địa hình được chia thành 3 khu vực địa hình chạy dài theo hướng kinh tuyến.

a. Hệ thống Cooc-đi-e ở phía Tây

+ Phía Tây là miền núi trẻ Cooc - di - e cao, đồ sộ dài 9000 km, gồm nhiều dãy núi chạy song song xen kẽ cao nguyên và sơn nguyên.

b. Miền đồng bằng ở giữa

+ Đồng bằng ở giữa, cao ở phía Bắc và Tây Bắc thấp dần  xuống  Nam và ĐN.

c. Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông.

+ Phía Đông là miền núi cổ già, thấp, giaù khoáng sản.

- Hệ thống hồ lớn, hệ thống sông Mi - xu - ri - Mi - xi - xi - pi

2. Sự phân hóa khí hậu:

- Đặc điểm: đa dạng, phân hóa theo chiều Bắc – Nam và theo chiều Đông – Tây các đới và các kiểu khí hậu ở BắcMĩ.

- Biểu hiện:

+ Có đủ các kiểu khí hậu như hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.

- Phân hóa Đông Tây

- Phân hóa theo độ cao.

 +Thể hiện ở miền núi trẻ Cooc - đi - e.

 

 

Bài 37. DÂN CƯ BẮC MĨ

1. Sự phân bố dân cư:

- Dân số 415,9tr người.

- Mật độ  20 người / km2.

- Dân số tăng chậm, chủ yếu là gia tăng cơ giới.

- Dân cư Bắc Mĩ phân bố không đồng đều giữa phía Đông và phía Tây; giữa Miền Bắc và Miền Nam 

- Nguyên nhân: Những vùng dân cư thưa thớt do khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở.

- Những vùng đông dân công nghiệp phát triển sớm,mức độ đô thị hóa  cao.tập trung nhiều thành phố, khu công nghiệp, hải cảng.

2. Đặc điểm đô thị:

- Tỉ lệ dân đô thị cao

+ 3/4  dân số Bắc Mĩ sống trong các đô thị.

+ Phần lớn các thành phố tập trung ở phía Nam hồ lớn và duyên hải ĐTD

+ Vào sâu trong nội địa thì đô thị càng thưa hơn.

- Gần đây sư xuất hiện của nhiều thành phố mới ở miền nam duyên hải TBD đã dẫn tới sự phân bố lại dân cư của

 

ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ  LỚP 8

1.  Đặc điểm dân cư , xã hội Khu vực Đông Nam Á :

 - Đông Nam Á là khu vực đông dân 536 triệu người. Dân số tăng khá nhanh.

- Dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào.

- Các nước trong khu vực có cùng nền văn minh lúa nước, trong môi trường nhiệt đới gió mùa nên  phong tục tập quán, sản xuất và sinh hoạt có nét tương đồng.

- Có cùng lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc.

=>Điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện cùng phát triển đất nước và trong khu vực

2 / Kinh tế khu vực Đông Nam Á

*  Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế :

- Các nước đã và tiến hành công nghiệp hóa , hiện đại hóa.

- Nền kinh tế các nước Đông Nam Á tăng trưởng khá nhanh , song chưa vững chắc : khủng hoảng kinh tế những năm 1997-1998 .

-  Cơ cấu kinh tế của các quốc gia có sự thay đổi rõ rệt : Công nghiệp vào GDP giảm; của công nghiệp và dịch vụ tăng

3/ Hiệp hội các nước ASEAN :

- Mục tiêu hoạt động :  hợp tác để cùng phát triển xây dựng một cộng đồng hòa hợp ổn định trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của nhau.

- Nền kinh tế trong khu vực phát triển chưa vững chắc, dễ bị tác động từ bên ngoài.

- Môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển .

 - Bất đồng về ngôn ngữ, chênh lệnh về trình độ kinh tế, khác biệt về chính trị..

 

 

 

Phần hai: ĐỊA LÍ VIỆT NAM

Bài 22: VIỆT NAM- ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI

1. Việt Nam trên bản đồ thế giới:

 - Việt Nam là một quốc gia độc lập , có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ,bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

- Việt nam gắn liền với lục địa Á –Âu , nằm ở phía bán đảo Đông Dương và nằm gần trung tâm Đông Nam Á .

- Phía bắc giáp với Trung Quốc , phía tây Lào và Căm - Pu – Chia., phía đông giáp Biển Đông.

- Về tự nhiên mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

- V văn hóa: có nn văn minh lúa nước, ngh thut kiến trúc và ngôn ng gn bó vi các nước trong khu vc.

- Về lịch sử: là lá cờ đầu trong khu vực chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ giành độc lập.

- Việt Nam là thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam (ASEAN) Á từ năm 1995 .Việt Nam tích cực góp phần xây dựng ASEAN ổn định,tiến bộ.

2. Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển

- Vượt qua những khó khăn do chiến tranh để lại và nề nếp sản xuất cũ kém hiệu quả nhân dân ta đang tích cực xây dựng nền kinh tế xã hội theo con đường kinh tế thị trường định hướng XHCN

- Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

3. Học địa lí Việt Nam như thế nào?

   Để học tốt địa lí Việt Nam cần phải đọc kĩ, hiểu  và làm  tốt các bài tập trong SGK. Ngoài ra còn phải sưu tầm tư liệu, khảo sát thực tế, sinh hoạt tập thể, du lịch…

 

 

                    Môn Địa Lí – Lớp 9

 

Bài 35: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

* Khái quát chung:

- Gồm các tỉnh, thành phố:  SGK

  - Diện tích:        

  - Dân số:         

I/ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, GIỚI HẠN LÃNH THỔ

- Nằm liền kề phía Tây vùng Đông Nam Bộ, phía bắc giáp với Cam-pu-chia, phía tây nam là vịnh Thái Lan, phía đông nam là Biển Đông

- Ý nghĩa: thuận lợi cho việc giao lưu trên đất liền và trên biển với các vùng và các nước

 II /  ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN  

  - Đặc điểm: Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ. Khí hậu nóng ẩm, nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú đa dạng.

- Thuận lợi: Giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp (đất, rừng; khí hậu, nước; biển và hải đảo)

- Khó khăn: lũ lụt, diện tích đất mặn, đất phèn lớn, thiếu nước ngọt trong mùa khô

III/ ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI

- Đặc điểm: đông dân (16,7 triệu người, năm 2002), ngoài người  Kinh còn có người Hoa, người Khơ-me, Chăm …

- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa, thị trường tiêu thụ rộng lớn

- Khó khăn: mặt bằng dân trí chưa cao (tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ dân thành thị thấp hơn cả nước)

 


Tổng số điểm của bài viết là: 41 trong 10 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip
Văn bản mới
Tài liệu mới