Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 19
Tháng 04 : 933
Năm 2024 : 9.813
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

MÔN ĐỊA LÍ 6,7,8,9 - Lần 7

MÔN ĐỊA LÍ 6

Chủ đề: THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU

1. Thời tiết và khí hậu

- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.

- Khí hậu là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương, trong nhiều năm.

2. Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ

a) Đới nóng (hay nhiệt đới)

+ Vị trí: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam

+ Đặc điểm: Lương nhiệt hấp thụ được tương đối nhiều nên quanh năm nóng. Gió thường xuyên thổi là gió Tín Phong. Lượng mưa trung bình năm từ 1000 mm đến trên 2000 mm

b) Hai đới ôn hòa (hay ôn đới)

+ Vị trí: Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam

+ Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm. Gió thường xuyên thổi là  gió Tây ôn đới. Lượng mưa trung bình năm từ 500 mm đến 1000 mm

c) Hai đới lạnh (hay hàn đới)

+ Vị trí: Từ vòng cực Bắc và Nam đến hai cực Bắc và Nam

+ Đặc điểm: Giá lạnh, có băng tuyết hầu như quanh năm. Gió thường xuyên thổi là gió Đông cực. Lượng mưa trung bình thường dưới 500 mm

 

MÔN ĐỊA LÍ 7

Ghi chú: HS chép bài sau khi vào học giáo viên sẽ giảng

Bài 38KINH TẾ BẮC MĨ

 

1. Nền nông nghiệp tiên tiến:

- Nền nông nghiệp có ĐKTN thuận lợi và trình độ khoa học- kĩ thuật tiên tiến, nền nông nghiệp Bắc Mĩ sản xuất theo quy mô lớn, phát triển đến mức độ cao.

- Nông nghiệp phát triển mạnh đạt trình độ cao nền nông nghiệp hàng hóa với qui mô lớn.

- Nông sản giá thành cao.

- Ô nhiễm môi trường do phân hóa học.

- Nông nghiệp sử dụng ít lao động sản xuất khối lượng hàng hóa năng suất lớn.

Bài 39:KINH TẾ BẮC MĨ(Tiếp theo)

2. Công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới:

- Các nước Bắc mĩ có nền công nghiệp phát triển, công nghiệp chế biến chiếm ưu thế.

- Công nghiệp Hoa Kì đứng đầu thế giới đặc biệt là ngành hàng không vũ trụ phát triển mạnh.

3. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế:

   Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP ( Ca na đa, Mê hi cô chiếm 68 %; Hoa Kì chiếm 72 %)

4. Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ NAFTA:

- Thành lập 1993 gồm 3 quốc gia.

- Ý nghĩa: + Tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới

+ Mở rộng thị trường nội địa và thế giới.

 

 

NỘI DUNG BÀI TUẦN 23 MÔN ĐỊA LÍ 8

 

Bài 23 : VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM

 

1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ:

- Cực Bắc: xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (22023’B 105020’Đ)

- Cực Nam: xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau (8034’B- 104040’ Đ)

- Cực Đông: xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa ( 12040’ B- 109024’Đ)

- Cực Tây: xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (22022’B- 102009’Đ).

Phạm vi bao gồm phần đất liền ( diện tích 331212 km2)à phần biển có diện tích khoảng 1 triệu km2 

1.2 Các đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên:

- Nước ta nằm trong miền nhiệt đới gió mùa , thiên nhiên đa dạng , phong phú nhưng cũng gặp không ít thiên tai như ( bão , lụt , hạn hán )

- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á , những thuận lợi về giao lưu hợp tác kinh tế - xã hội .

Bài 23 : VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM (tt)

 

2. Đặc điểm lãnh thổ :

a. Phần đất liền 

 

- Kéo dài theo chiều Bắc – Nam ( 1650 km ) , đường biển uốn cong hình chữ S dài 3260km, đường biên giới trên đất liền dài trên 4600 km.

 

b. Phần biển Đông :

- Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam , có nhiều đảo và quần đảo quần đảo .

- Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta về mặt an ninh quốc` phòng và phát triển kinh tế .

 

*LƯU Ý: ĐÂY LÀ NỘI DUNG BÀI GHI THAM KHẢO.SAU KHI, HỌC SINH TRỞ LẠI TRƯỜNG GIÁO VIÊN SẼ GIẢNG LẠI.

 

MÔN ĐỊA LÍ 9

Bài 36: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (tiếp theo)

IV/ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

   1. Nông nghiệp

    - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước.

    + Lúa được trồng chủ yếu ở các tình ven sông Tiền, sông Hậu (Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang).

    + Bình quân lương thực theo đầu người gấp 2,3 lần trung bình cả nước,

    + Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của cả nước.

   - Nhiều địa phương trong vùng đang đẩy mạnh trồng mía đường, rau đậu.

   - Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước (xoài, bưởi, cam, ...)

  - Nghề nuôi vịt đàn, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản phát triển mạnh

  - Nghề rừng cũng giữ vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trồng rừng ngập mặn .

  2. Công nghiệp

    - Bắt đầu phát triển

    - Các ngành công nghiệp:

    + Chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất (65%) phân bố ở khắp các tỉnh

    + Vật liệu xây dựng (12%) chủ yếu ở nhà máy xi măng Hà Tiên II

    + Cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác (23%) tập trung chủ yếu ở khu công nghiệp Trà Nóc

 3. Dịch vụ

- Bắt đầu phát triển

- Các ngành chủ yếu:

  + Xuất nhập khẩu: hàng xuất khẩu chủ lực là gạo (80%), thủy sản đông lạnh, hoa quả)

  + Vận tải thuỷ: giữ vai trò quan trọng trong đời sống và giao lưu kinh tế

  + Du lịch sinh thái trên sông nước, miệt vườn, biển đảo

V/ CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ

 - Thành phố Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau là những trung tâm kinh tế của vùng 

  - TP. Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 35 trong 8 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip
Văn bản mới
Tài liệu mới